BÀI 8: CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN RẼ NHÁNH

Trong lập trình JavaScript, các cấu trúc điều khiển rẽ nhánh giúp chương trình đưa ra quyết định dựa trên điều kiện cụ thể.

Bài học này tôi sẽ trình bày với các bạn 3 cấu trúc điều khiển rẽ nhánh:

 


1. Cấu trúc điều khiển if...else

Cấu trúc if được sử dụng để kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện đúng, khối lệnh bên trong sẽ được thực thi.

a) Câu lệnh if đơn giản


If  (điều kiện)

{

  Thuật toán;

}

Sơ đồ thuật toán biểu diễn cấu trúc điều khiển rẽ nhánh if dạng 1 như sau:


Nếu điều kiện đúng thì thực hiện thuật toán

Ví dụ: Kiểm tra tuối, nếu tuổi từ 18 trở lên thì thông báo đủ tuổi lái xe

let age = 18;

if (age >= 18)

{

console.log("Bạn đủ tuổi để lái xe.");

}

 

Code chương trình:

b) Câu lệnh if...else

If  (điều kiện)

{

  Thuật toán 1;

}

else

{

  Thuật toán 2;

}

Nếu điều kiện đúng thì thực hiện thuật toán 1, ngược lại thì thực hiện thuật toán 2

Sơ đồ thuật toán biểu diễn cấu trúc điều khiển rẽ nhánh dạng 2 như sau:

 

Ví dụ: Viết đoạn chương trình kiểm tra tuổi, nếu tuổi từ 18 trở lên thì thông  báo đủ tuổi lái xe ngược lại thì thông báo bạn không đủ tuổi lái xe

let age = 16;

if (age >= 18) {
    console.log("Bạn đủ tuổi để lái xe.");
} else {
    console.log("Bạn chưa đủ tuổi để lái xe.");
}

 

Code chương trình

 

2. Cấu trúc điều khiển switch

switch là một cách khác để kiểm tra nhiều trường hợp của một biến hoặc biểu thức.

a) Cấu trúc switch


Nếu giá trị biểu thức đúng bằng giá trị 1 thì thực hiện thuật toán 1

Nếu giá trị biểu thức đúng bằng giá trị 2 thì thực hiện thuật toán 2
...
Nếu giá trị biểu thức đúng bằng giá trị n thì thực hiện thuật toán n
Nếu không thoản mãn điều kiện nào thì thực hiện thuật toán thứ k

Sơ đồ thuật toán được biểu diễn cấu trúc switch như sau:

Lưu ý: break giúp thoát khỏi switch, nếu không, các trường hợp sau cũng sẽ được thực thi.

Lưu ý: từ khóa lệnh break dùng để kết thúc 1 trường hợp và thoát khỏi lệnh switch, nếu không sử dụng break thì nó sẽ thực hiện tiếp các trường hợp tiếp theo.

 

 

3. Toán tử 3 ngôi ?

Cấu trúc lệnh:

Biến =<biểu thức điều kiện> ? Giá trị 1 : Giá trị 2;

 

Nếu <biểu thức điều kiện> là đúng thì giá trị Biến = Giá trị 1, ngược lại thì giá trị biến Biến = Giá trị 2.

Sơ đồ thuật toán biểu diễn toán tử 3 ngôi

 

Code chương trình

4. Khi nào nên dùng if...elseswitch?

  • Dùng if...else khi cần kiểm tra điều kiện phức tạp hoặc sử dụng toán tử so sánh.

  • Dùng switch khi có nhiều giá trị cụ thể của một biến cần kiểm tra.


4. Kết luận

Cấu trúc điều khiển if...elseswitch là công cụ mạnh mẽ giúp chương trình xử lý các điều kiện một cách linh hoạt. Việc nắm vững chúng sẽ giúp bạn viết mã JavaScript hiệu quả hơn.