Hướng dẫn sử dụng các toán tử, phép toán và biểu thức trong JavaScript

JavaScript cung cấp nhiều loại toán tử và phép toán khác nhau để thực hiện các thao tác trên dữ liệu. Việc hiểu rõ các toán tử giúp lập trình viên viết mã hiệu quả và tối ưu hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các toán tử, phép toán và biểu thức trong JavaScript.


1. Toán tử số học (Arithmetic Operators)

Dùng để thực hiện các phép toán cơ bản:

Toántử

Ý nghĩa

+

Phép cộng

-

Phép trừ

*

Phép nhân

/

Phép chia

%

Phép chia lấy phần nguyên

**

Phép lũy thừa

++

Tăng thêm 1 giá trị

--

Giảm đi 1 giá trị

Ví dụ: Thực hiện các phép toán:
let a = 10, b = 5;
console.log(a + b); // 15 (Cộng)
console.log(a - b); // 5 (Trừ)
console.log(a * b); // 50 (Nhân)
console.log(a / b); // 2 (Chia)
console.log(a % b); // 0 (Chia lấy dư)
console.log(a ** b); // 100000 (Lũy thừa)

2. Toán tử gán (Assignment Operators)

Toán tử

Ví dụ

Tương đương

=

a=2

a=2

+=

a+=2

a=a+2

-=

a-=4

a=a-4

*=

b*=2

b=b*2

/=

c/=3

c=c/3

**=

a**=2

a**2

Ví dụ: Thực hiện các phép toán gán giá trị cho biến:

let x = 10;
x += 5; // x = x + 5 (x = 15)
x -= 3; // x = x - 3 (x = 12)
x *= 2; // x = x * 2 (x = 24)
x /= 4; // x = x / 4 (x = 6)
x %= 2; // x = x % 2 (x = 0)

3. Toán tử so sánh (Comparison Operators)

Toán tử

Ý nghĩa

==

So sánh bằng nhau

===

So sánh bằng nhau cả về kiểu dữ liệu và giá trị

!=

So sánh khác nhau

!==

So sánh khác nhau cả về kiểu dữ liệu và giá trị

>

So sánh lớn hơn

>=

So sánh lớn hơn hoặc bằng

<

So sánh nhỏ hơn

<=

So sánh nhỏ hơn hoặc bằng

?

Toán tử 3 ngôi

Ví dụ: Thực hiện phép toán so sánh hai giá trị, trả về true hoặc false:

console.log(10 > 5);  // true (Lớn hơn)
console.log(10 < 5);  // false (Nhỏ hơn)
console.log(10 >= 10); // true (Lớn hơn hoặc bằng)
console.log(10 <= 5);  // false (Nhỏ hơn hoặc bằng)
console.log(10 == "10"); // true (So sánh bằng, không kiểm tra kiểu dữ liệu)
console.log(10 === "10"); // false (So sánh bằng, kiểm tra cả kiểu dữ liệu)
console.log(10 != 5);  // true (Khác)
console.log(10 !== "10"); // true (Khác cả về kiểu dữ liệu)

4. Toán tử logic (Logical Operators)

Toán tử

Ý nghĩa

&&

Toán tử quan hệ và (and)

||

Toán tử quan hệ hoặc (or)

!

Toán tử phủ định (not)

Ví dụ: Sử dụng phép toán  để kết hợp các điều kiện logic:

console.log(true && false); // false (AND - cả hai điều kiện phải đúng)
console.log(true || false); // true (OR - chỉ cần một điều kiện đúng)
console.log(!true); // false (NOT - phủ định)

5. Toán tử tăng giảm (Increment & Decrement Operators)

Dùng để tăng hoặc giảm giá trị của biến:

let y = 5;
y++; // Tăng 1 đơn vị (y = 6)
y--; // Giảm 1 đơn vị (y = 5)

6. Toán tử ba ngôi (Ternary Operator)

Toán tử

Mô tả

?

Điều kiện ? Giá trị 1: Giá trị 2

Dùng để viết câu lệnh điều kiện ngắn gọn:

Ví dụ 1: Sử dụng toán tử 3 ngôi:

a=8;

b=6;

a>b?"Đúng":"Sai";

Ví dụ 2: Sử dụng toán tử 3 ngôi

Kiểm tra tuổi, xem đã đủ 18 tuổi chưa

let age = 18;
let result = (age >= 18) ? "Đủ tuổi" : "Chưa đủ tuổi";
console.log(result); // "Đủ tuổi"

7. Biểu thức trong JavaScript

Biểu thức trong JavaScript là sự kết hợp của các toán tử và toán hạng để tạo ra một giá trị:

let z = (10 + 5) * 2; // 30 (Tính toán trước trong dấu ngoặc)

Các loại biểu thức phổ biến:

  • Biểu thức số học: let sum = a + b;

  • Biểu thức logic: let check = (a > b) && (b > 0);

  • Biểu thức gán: let x = 10;

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:

Code chương trình javaScript


8. Kết luận

Toán tử, phép toán và biểu thức là các thành phần quan trọng trong JavaScript. Việc hiểu rõ cách sử dụng chúng giúp lập trình viên viết mã hiệu quả, ngắn gọn và tối ưu hơn.

Xem video bài học trên kênh